Friday, October 13, 2017

Ý KIẾN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

trước 30 tháng tư 1975
văn học Việt Nam dựa theo đường ranh địa lý
tập trung vào 2 khuynh hướng
tự do khai phóng miền Nam
nô dịch tay sai miền Bắc
(có lẽ hơi khiên cưỡng
vì trong Nam cũng có ngòi bút theo khuynh hướng ngoài Bắc
và ngược lại)

sau 30 tháng tư 1975
cả nước nằm dưới ách toàn trị
văn học miền Nam bị vu khống
tác phẩm bị thiêu đốt
tác giả bị tù đầy, quản thúc, bức tử...

và khoảng 1 triệu người vượt biên
mang theo tinh thần miền Nam ra nuôi dưỡng bên ngoài
hình thành văn học Việt Nam hải ngoại
đối kháng
với văn học chuyên chế trong nước

nhưng từ thập niên 1990
với tiến bộ của khoa học truyền thông
phát triển kỳ diệu của liên mạng toàn cầu (internet)
trong ngoài hầu như xóa nhòa ngăn cách
hai phía đã dễ dàng giao lưu tương tác

văn học Việt Nam hiện đại (bắt đầu từ đây
gồm cả trong lẫn ngoài)
đã gộp thành một tổng thể

vin vào thực tế khách quan
(theo tôi) thì
nền văn học này
nên được phân định
là dựa trên lằn ranh tâm thức
chứ không phải lằn ranh địa lý
nội hàm cũng vẫn 2 khuynh hướng quen thuộc
là nô dịch tay sai
xen lẫn với
tự do khai phóng

tuy trong nước vẫn còn nhiều tác giả cam phận
viết theo đơn đặt hàng để tồn tại
(phần đông đáng thương chứ không đáng trách)
nhưng đâu đó vẫn không hiếm tác giả giàu lương tri khí phách
(chả thèm ăn thóc nhà Chu)

bên ngoài vẫn còn những ngòi bút
thủ tín với căn cước của mình
trung thực sáng tác
và khuynh hướng nô dịch tay sai
là những kẻ
tuy đã từng tháo chạy từng vượt biên từng ...
nhưng phản bội căn cước
u mê đeo bám hư danh
chỉ biết thỏa mãn tự ái sĩ diện
đốn bỏ tư cách công dân
thiêu hủy luôn cả lòng tự trọng
(đám này còn ngoan ngoãn hơn cả văn nô
tự kiểm duyệt
tránh né thực trạng thê thảm của dân tộc của đất nước
cố lấy lòng bạo quyền VC
để có cơ hội được phép trở về
vênh vang khoe mẽ)

trên đây chỉ là tạm phác thảo
nếu có gì thêm thì sẽ bổ túc sau

NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN
2014