Friday, May 26, 2017

VĨ DẠ

lòng cỏ mịn trở mình ôm tiếng suối
tháng mười lên mưa bát ngát trên sông
về bể rộng ngọt ân tình giọt muối
địa cầu tan quay trở ngược trăm vòng
bến sông đó xanh ơi chiều vĩ dạ
này thề bồi xin trọn chuyến đò đưa
má hồng chín có nghiêng trời hung họa
vờn thu đông khô cuối ngọn mong chờ
dang tay đụng bóng chiều sa xuống cửa
giữa hồn ai như thoáng chút hương sen
này phấn hạnh còn về chăng mỗi bữa
từ quê hương đêm xót dạ chong đèn
NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN

Friday, May 19, 2017

Trần Hoài Thư giới thiệu "Văn Học Miền Nam 1954-1975" của Nguyễn Vy Khanh

Cuối năm 2016, bộ “Văn Học Miền Nam 1954-1975” của Nguyễn Vy Khanh được ra đời, do nhà Amazon phát hành, đáp ứng được sự đòi hỏi cho những ai muốn tìm hiểu về văn học miền Nam, nhất là bổ sung cho những thiếu sót của Bộ Văn học tổng quan của Võ Phiến, đặt biệt là văn chương thời chiến 1964-1975. Sự thiếu sót này do phần thiếu thốn tài liệu tham khảo. nhớ đâu viết đó, hay căn cứ vào sách vở của các tác giả khác để trích dẫn, chứng minh.

Riêng tác giả Nguyễn Vy Khanh thì khác. Ông may mắn làm việc trong thư viện ở Canada, không già để mà trí nhớ hao mòn, không quá trẻ để rất xa lạ với nền văn chương miền Nam trước 1975.

Ham đọc, ham tìm tòi, say mê nghiên cứu, đó là những đức tính mà tôi nghĩ rất cần cho một nhà nhận định văn học. Những đức tính này tôi tìm được ở ông trong mấy mươi năm ở hải ngoại từ thời có diễn đàn Ô Thước đến Talawas, và bây giờ là tạp chí Thư Quán Bản Thảo.

Để chứng minh vềnhững điều này, chúng tôi đăng lại trang mục lục gồm những bài viết về văn học miền Nam của hai bộ.

Dưới đây là mục lục của bộ sách Văn học Tổng Quan của nhà văn Võ Phiến:

Văn Học Miền Nam: Tổng Quan của Võ Phiến
  • Khái Quát
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Nhà Văn
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Độc Giả
  • Các Yếu Tố Của Sinh Hoạt Văn Học - Xuất Bản
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Bối Cảnh
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Chính Trị
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tôn Giáo / Triết Học
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tính Cách Cực Đoan
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Vai Trò Của Miền Nam
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Văn Học & Tính Cách Tự Do
  • Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-1975 - Đối Chiếu Thành Tích
  • Giai Đoạn 1954-1963: Bối Cảnh - Tình Hình Trước 1954
  • Giai Đoạn 1954-1963: Bối Cảnh - Tình Hình Từ 1954
  • Giai Đoạn 1954-1963 - Văn Học
  • Giai Đoạn 1964-1975 - Bối Cảnh
  • Giai Đoạn 1964-1975 - Văn Học
  • Các Bộ Môn - Tiểu Thuyết
  • Các Bộ Môn - Tuỳ Bút
  • Các Bộ Môn - Thi Ca
  • Các Bộ Môn - Kịch
  • Các Bộ Môn - Ký
  • Kết
Văn học miền Nam 1954-1975 của Nguyễn Vy Khanh

Mục lục

Quyển Thượng: Tổng Quan
Dẫn nhập

Chương 1. Một thời văn-học
  • Các giai-đoạn văn-học
  • Các nhóm văn-nghệ:
  • Sáng Tạo - Chỉ Đạo - Quan Điểm - Đại Học – Tư Tưởng, Vạn Hạnh - Bách Khoa - Nhân Loại – Tinh Việt Văn-đoàn – Văn Hóa Ngày Nay – Các nhóm “hiện-đại” - Thái Độ – Hành Trình, Đất Nước - Trình Bầy – Ý Thức, v.v.
  • Những người viết trẻ
  • Sứ mạng văn-nghệ
  • Văn-nghệ “hôm nay” - hiện sinh - dấn thân - viễn mơ
  • Văn-học chiến-tranh
  • Văn-chương phản-kháng, phản-chiến, hiếu chiến, mơ ước hòa-bình và Mác-xít
  • Ngôn-ngữ và kỹ thuật văn-chương
  • Một số hiện-tượng văn-học
  • Miền Nam lục-tỉnh:
  • Hồ Biểu Chánh, Phạm Thái, Thẩm Thệ Hà, Ngọc Linh, Vương Hồng Sển, Phạm Công Thiện, Thanh Việt Thanh, Phương Triều, Đông Hồ, ...
  • Ấn phẩm xám
  • Văn-học & ảnh-hưởng tôn giáo
Chương 2: Văn xuôi / Tiểu-thuyết
  • Văn-học chiến-tranh
  • Tiểu-thuyết chiến-tranh
  • Tiểu-thuyết phản kháng, phản chiến
  • Cái Chết
  • Tiểu-thuyết hiện-đại: văn-chương và triết lý
  • Khuynh-hướng dấn thân và thân phận con người
  • Tiểu-thuyết tâm-lý, tình cảm
  • Khuynh-hướng hiện thực xã-hội: tiểu-thuyết, phóng sự
  • Tự truyện
  • Con đường cách tân tiểu-thuyết
  • “Tiểu-thuyết mới”
  • Ảnh-hưởng các trào lưu văn-chương hiện-đại
  • Dục tính trong tiểu-thuyết
  • Tiểu-thuyết nữ quyền
  • Tiểu-thuyết đăng-từng-kỳ
  • Kỹ thuật tiểu-thuyết
  • Các thể-loại ngắn
Chương 3: Thi ca
  • Một số thể thơ: Thơ tự do – Thơ xuôi - Thơ lục bát
  • Nội-dung: Thơ tình - Thương nhớ quê nhà
  • Thơ chiến-tranh - Thơ binh lửa
  • Thơ phản chiến
  • Thi-ca triết-lý, về phận người và vũ trụ
Chương 4: Bộ môn Kịch
  • Ngôn-ngữ kịch và sân khấu
  • Kịch-bản hay kịch-trường?
Chương 5: Phê bình văn-chương và Nghiên cứu văn-học
  • Các phương-pháp nghiên-cứu và phê-bình 375
  • Phê-bình phân-tâm học - xã-hội học
  • Phê-bình hiện-sinh, hiện-tượng luận
  • Phê-bình cơ-cấu
  • Phê-bình văn-học
  • Biên-khảo văn-học
  • Các nhà biên-khảo, phê-bình:
  • Bằng Giang - Bình-Nguyên Lộc - Bùi Đức Tịnh – Bùi Xuân Bào - Cao Huy Khanh - Đặng Tiến - Đỗ Long Vân - Huỳnh Phan Anh - Lê Huy Oanh – Lê Ngọc Trụ – Lê Tôn Nghiêm - Lê Tuyên - Lê Văn Siêu – Nguyên Sa - Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Văn Sâm - Nguyễn Văn Trung – Phạm Công Thiện - Phạm Thế Ngũ – Phạm Việt Tuyền - Tam Ích – LM Thanh Lãng - Thế Phong - Trần Thái Đỉnh - Trần Văn Nam – Uyên Thao
  • Các công trình khác – Các tuyển tập thơ văn.
Chương 6: Dịch thuật và văn-học nước ngoài 

Dịch-giả:
Nguyễn Hiến Lê – Trương Bảo Sơn - Trần Thiện Đạo – Trần Phong Giao - Nguyễn Minh Hoàng - Vũ Đình Lưu – Phạm Công Thiện - Phùng Khánh & Phùng Thăng - Hoài Khanh - Diễm Châu – Mặc Đỗ – Bùi Giáng – Đỗ Khánh Hoan – Cung Tiến – Bửu Ý – Lê Thanh Hoàng Dân – Tam Ích – Hoàng Hải Thủy – Các nhà xuất-bản

Chương 7: Báo chí miền Nam
  • Báo-chí quân đội, cơ quan chính phủ
  • Các tạp-chí văn-chương, văn-học
  • Tạp-chí các nhóm trẻ, chuyên môn, phổ thông-đại chúng
  • Báo chính-trị, đảng phái
  • Báo-chí tôn giáo
  • Báo thiếu nhi, tuổi trẻ
  • Nhật-báo: 1954-1963, 1964-1975, nội-dung, kiểm duyệt, ...
  • Các nhà xuất-bản: thương mại, chuyên nghiệp, giáo khoa, của nhà văn, tạp-chí và nhật báo.

  • Sơ kết
Chương 8: Biên niên 21 năm lịch-sử và văn-học
  • Biên niên
  • Hậu 1975 – Các nhà văn tử trận
  • Các giải thưởng văn-chương
Phụ lục
  • Văn-học miền Nam 1954-1975: một thời tưởng tiếc 640
  • Phê-bình một bộ “văn-học sử” miền Nam 665

Quyển Hạ: Tác-Giả
  • An Khê
  • Anh Hoa
  • Bình-Nguyên Lộc
  • Bùi Giáng
  • Cao Thoại Châu
  • Châu Liêm
  • Chu Trầm Nguyên Minh
  • Chu Tử
  • Cung Tích Biền
  • Diễm Châu
  • Diên Nghị
  • Doãn Dân
  • Doãn Quốc Sỹ
  • Du Tử Lê
  • Duyên Anh
  • Dương Nghiễm Mậu
  • Đinh Hùng
  • Đinh Tiến Luyện
  • Đoàn Thạch Biền
  • Đoàn Văn Khánh
  • Hà Thúc Sinh
  • Hạc Thành Hoa
  • Hoài Khanh
  • Hoàng Anh Tuấn
  • Hoàng Lộc
  • Hoàng Ngọc Biên
  • Hoàng Ngọc Hiển
  • Hoàng Ngọc Tuấn
  • Hồ Hữu Tường
  • Hồ Minh Dũng
  • Joseph Huỳnh Văn
  • Kiên Giang
  • Kinh Dương Vương
  • Lâm Chương
  • Lâm Hảo Dũng
  • Lê Văn Thiện
  • Lê Xuyên
  • Luân Hoán
  • Lữ Kiều
  • Lữ Quỳnh
  • Mai Thảo
  • Mai Trung Tĩnh
  • Mặc Đỗ
  • Minh-Đức Hoài Trinh
  • Nguyên Minh
  • Nguyên Sa
  • Nguyễn Bắc Sơn
  • Nguyễn Đình Toàn
  • Nguyễn Đức Bạt Ngàn
  • Nguyễn Đức Sơn
  • Nguyễn Lệ Uyên
  • Nguyễn Minh Nữu
  • Nguyễn Mộng Giác
  • Nguyễn Nghiệp Nhượng
  • Nguyễn Nho Sa Mạc
  • Nguyễn Tất Nhiên
  • Nguyễn Thị Hoàng
  • Nguyễn Thị Thụy Vũ
  • Nguyễn Thụy Long
  • Nguyễn Xuân Hoàng
  • Nhật Tiến
  • Phạm Cao Hoàng
  • Phạm Ngọc Lư
  • Phạm Nhã Dự
  • Phan Nhật Nam
  • Phan Nhự Thức
  • Phương Tấn
  • Quách Thoại
  • Song Hồ
  • Sơn Nam
  • Thanh Tâm Tuyền
  • Thành Tôn
  • Thảo Trường
  • Thế Nguyên
  • Thế Uyên
  • Toàn Phong
  • Tô Thùy Yên
  • Trần Dzạ Lữ
  • Trần Hoài Thư
  • Trần Thị NgH.
  • Trần Tuấn Kiệt
  • Trần Yên Hòa
  • Trùng Dương
  • Tú Kếu Trần Đức Uyển
  • Túy Hồng
  • Viên Linh
  • Võ Hồng
  • Võ Phiến
  • Vũ Hoàng Chương
  • Vương Đức Lệ
  • Y Uyên

Sunday, May 14, 2017

VĨNH LY

về buổi đó chắt chiu từng kỷ niệm
mang theo em ru từng dấu ngựa hồng
bài thơ nhỏ cho em làm vương miện
đội trên đầu để che gió qua sông

từ buổi đó chân em triền sóng vỗ
bãi cát buồn phiền nhạt dấu chân tôi
biển sáng loáng ôm suốt vầng trăng tỏ
trái ngọt ngào nguyên vẹn mãi trên môi

lòng trở lại đưa em về chốn cũ
bụi phủ mờ vùng ký ức xa xưa
mắt tê dại tôi ru hoài không ngủ
niềm u sầu đan từng nhánh đong đưa

thôi đã hết có bao giờ em nhớ
chiều đưa em về với gió heo may
mi thơ dại môi thơm lồng hơi thở
tình mặn nồng thầm kín ủ trong tay

suốt đời người tôi ôm hoài mộng ảo
trong chiêm bao tôi thấy dáng em về
đã xuôi ngược trong tháng ngày tần tảo
mộng tan rồi tôi cũng vỡ cơn mê

NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN


Wednesday, May 10, 2017

PHẬT ĐẢN, GIỖ CHA


mặt em tròn đáy giếng hoa cau
vọng tiếng vườn mẹ hát hương ngâu
còn lại đó vẫn bầy chim sẻ
vui với gió suốt mùa quạnh quẽ
oan khiên kia còn lộng mãi vô chừng

mai con về đâu buổi mẹ còng lưng
mưa nắng gội lá thay mùa nô nức
cha chết theo đất trời oan khuất
có khôn thiêng xin phù hộ con cùng

trường sơn ơi ngươi dãy dụa bao lần
khi bể giận đập vào đầu, đất xô lên mắt
khi lịch sử là ngọn đèn lay lắt
mỗi con người tự phân tán thành hai
và ngục tù cừu hận hóa tương lai

thì trời rộng cũng hồn nhiên
nhìn em
chới với




























NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN

Monday, May 8, 2017

CÒN ƯU ÁI CÒN, 1964 1970



NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN
CÒN ƯU ÁI CÒN

1964 - 1970

ISBN: 978-1-988199-05-4

Copyright © Batngan Duc Nguyen

All rights reserved

Mẫu bìa trang bài kiểu chữ do tác giả trình bày sắp đặt

Lưu trữ tại thư việc quốc gia Canada (Library and Archives Canada)





BÁT NGÁT VĨNH HẰNG
(thay lời tựa)

bắt đầu cùng tao loạn
lên đường
nương tiếng mẹ ru
tràn lan tôi
mặn mà sông núi
ngào ngạt chân như

tuyển thơ này nuôi xôn xao tự thời trẻ dại
là ấn chứng tôi
phù phiếm nghêu ngao
là hoa niên tôi
tưng bừng ảo ảnh

nghe trong dòng chữ xưa
rập rình
tuổi mười sáu mười bảy mười tám mười chín hai mươi
tôi với tôi
cổ thụ già nua
cháy theo
tuổi sáu mươi bảy mươi tám mươi chín mươi
tôi trong tôi
bát ngát vĩnh hằng
ưu ái

NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN

Monday, May 1, 2017

TRÊN CAO

trong người hơi gió đang tan
trong em hơi rượu quẫy tràn bão giông

từ nay oan nghiệt thôi nồng
từ nay biền biệt giấc hồng trên cao

với đời tay vẫy xôn xao
với mưa hồn nghẹn theo bào ảnh trôi

người về vạn lý tinh khôi
thuở mình đi, tự chỗ ngồi lên men

NGUYỄN ĐỨC BẠTNGÀN